Chùa Vạn Niên ở đâu?

Chùa Vạn Niên tọa lạc tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thủ đô Hà Nội, chùa có vị trí rất đắc địa, thuận tiện cho người dân đến cúng viếng, thăm bái và vãn cảnh. Nằm bên bờ hồ Tây tấp nập và nhộn nhịp, chùa vẫn giữ cho mình được nét cổ kính nhưng đầy hấp dẫn. Ban đầu khi được xây dựng vào khoảng năm Thuận Thiên thứ hai (1011) sau khi vua Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (1010), chùa có tên là Vạn Tuế. Đến nay chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, nhưng vẫn còn giữ được nét trang nghiêm với kiến trúc độc đáo.

chùa Vạn Niên

Chùa Vạn Niên được điêu khắc từ gỗ cực độc đáo. @Sưu tầm

Đến chùa Vạn Niên bằng cách nào?

Hiện nay để có thể đến tham quan chùa Vạn Niên thì bạn cần phải đến được Hà Nội. Nếu đang sinh sống ở các tỉnh lân cận bạn có thể di chuyển đến Hà Nội bằng xe máy/ô tô cá nhân hoặc xe khách đi Hà Nội.

Còn nếu bạn đang ở khu vực miền Nam hoặc Trung thì bạn cần vé máy bay đi Hà Nội để đến được đây. Hiện nay, bạn có thể chọn rất nhiều lựa chọn như vé máy bay Sài Gòn Hà Nội (khoảng 1.452.080 VND), vé máy bay Cần Thơ Hà Nội (khoảng 1.411.700 VND), vé máy bay Nha Trang Hà Nội (khoảng 1.001.601 VND), vé máy bay Đà Nẵng Hà Nội (khoảng 726.041 VND)…

Sau khi đã đến được Hà Nội thì từ trung tâm Thủ đô bạn chỉ mất tầm 10Km để di chuyển đến chùa. Theo hướng Nam đi lần lượt đến đường Lê Thái Tổ – hàng Trống – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Thụy Khuê – Trích Sài – Lạc Long Quân, sau khi đã đến Lạc Long Quân, bạn có thể hỏi người dân đường đến chùa Vạn Niên một cách dễ dàng.

Nên đến Hà Nội mùa nào là thích hợp nhất

Bạn có thể Hà Nội vào rất nhiều thời điểm trong năm, bạn có thể đến đây vào tầm tháng 9 đến tháng 11 để ngắm mùa hoa sữa, cúc họa mi rực rỡ… hay cũng có thể đến đây vào dịp tháng 3 đến tháng 6 khi thời tiết trở nên ấm áp, nắng cũng không quá gay gắt thích hợp cho các hoạt động ngoài trời hấp dẫn. Để có chuyến du lịch đến Hà Nội hấp dẫn bạn cũng nên theo dõi dự báo thời tiết, tránh đi vào những mùa mưa bão.

chùa Vạn Niên

Mỗi năm khi mùa Vu Lan đến chùa quy tụ rất nhiều Phật tử tìm đến. @chuavannien.vn

Chùa Vạn Niên có gì hấp dẫn?

Sự cổ kính và uy nghiêm giữa lòng Thủ đô

Tuy chùa Vạn Niên nằm trên đường Lạc Long Quân luôn tấp nập người và xe qua lại, nhưng chùa vẫn giữ được cho mình cổ kính, thiêng liêng và thanh tịnh. Chùa có không gian tuy không lớn nhưng được bao trùm một màu xanh mát của cây cối, trong đó có rất những cây cổ thụ nhiều năm tuổi. Hiện nay, cổng chính của chùa Vạn Niên nằm ở bờ phía Tây của hồ Tây trước kia thuộc ấp Quán La (nay là phường Xuân La, quận Tây Hồ).

chùa Vạn Niên

Chùa chính là nơi để thờ Mẫu Liễu Hạnh. @chuavannien.vn

Ngôi chùa đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tồn tại cùng với tên gọi Thăng Long – Hà Nội. Vì sự bào mòn của thời gian mà ngôi chùa đã xuống cấp và đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa. Lần trùng tu được xem là lớn nhất và gần như ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc của chùa là vào khoảng đầu thế kỷ XIX, dưới triều đại của nhà Nguyễn. Do đó mà hiện nay, khi đến với chùa Vạn Niên du khách sẽ được ngắm nhìn một kiến trúc mang đậm hơi hướng của triều nhà Nguyễn.

Chùa Vạn Niên được xem là một công trình nghệ thuật bằng gỗ lớn khi tổng thể ngôi chùa được trang trí bởi rất nhiều hoa văn và họa tiết đậm nét văn hóa phương Đông như hoa sen, lá bồ đề… Cách xây dựng cũng dựa theo lối xây dựng phương Đông với bố cục gồm tam quan, chính điện (chùa chính), điện mẫu, nhà tăng và nhà phụ. Xung quanh chùa được trồng rất nhiều cây xanh làm tôn lên vẻ đẹp và sự tĩnh lặng nơi cửa Phật, khi bước vào chùa bạn sẽ có thể tạm gác bộn bề bên ngoài mà an tĩnh tâm hồn. Có thể nói chùa Vạn Niên là một tổng thể di tích văn hóa mang đậm nét nghệ thuật phương Đông. Hiện nay, khi đến thăm viếng chùa, bạn còn có thể nhìn trên nó còn có ba chữ triện đắp nổi mang ý nghĩa “Vạn Niên Tự”. Cổng Tam quan ngôi chùa gồm 2 cổng, một cổng chính ở phía bờ Tây của hồ Tây và một cổng phụ nằm trên đường Lạc Long Quân.

chùa Vạn Niên

Cổng chùa thể hiện được tính uy nghiêm, cổ kính. @chuavannien.vn

Tượng Phật nguyên khối trong chùa

Chùa Vạn Niên hiện nay thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Chùa chính cũng là nơi để thờ Mẫu Liễu Hạnh, với tượng Mẫu được thờ cúng ở nơi có ánh sáng và lộng lẫy nhất ở điện. Cho đến thời điểm hiện tại, chùa đang giữ bộ di vật cổ bao gồm: Hơn 40 pho tượng tròn, 10 đạo sắc phong thần của thời Lê và Tây Sơn mang giá trị lịch sử cao của dân tộc.

chùa Vạn Niên

Tượng Phật biểu tượng tại chùa. @chuavannien.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *