Chia sẻ kinh nghiệm vi vu phố cổ Hà Nội
Nhắc đến Hà Nội, có phải bạn sẽ nghĩ ngay đến những khu phố cổ truyền thông lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam trong quá khứ không? Phố cổ Hà Nội yên bình nằm trong lòng thủ đô sầm uất và nhộn nhịp, nơi đây sở hữu một nét đẹp cổ kính trường tồn mãi với năm tháng, làm bao du khách khó lòng quên được. Bạn có muốn biết nét đẹp đó là gì không, cùng Traveloka tìm hiểu nhé!
Đôi nét về phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội dường như đã trở thành một địa điểm tham quan nhất định phải ghé thăm khi du lịch ở xứ Hà Thành của hầu hết du khách. Đến phố cổ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong kiến trúc, nếp sống và văn hòa đầy trầm lắng của cảnh vật, con người nơi đây.
Hà Nội có rất nhiều phố cổ, nhắc đến Hà Nội người ta thường hay nhắc đến cụm từ Hà Nội 36 phố phường với những làng nghề truyền thống mang đậm dấu ấn của thời gian. Và, phố cổ Hà Nội là cái tên chỉ những khu phố cổ thuộc trung tâm thủ đô Hà Nội, ở ngay quận Hoàn Kiếm – một trong những quận trung tâm của thủ đô.
Đọc thêm: Hà Nội
Một góc phố cổ Hà Nội.@Shutterstock
Phạm vi giới hạn của phố cổ được định rõ như sau: Phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Nam là đường Hàng Thùng – Hàng Gai, Hàng Bông và Cầu Gỗ, phía Bắc là Hàng Đậu.
Mỗi một ngóc ngách của phố cổ Hà Nội đều hiện diện những phố nghề lâu đời khác nhau như: phố Hàng Bông chuyên bán các hàng hóa chăn mền bằng bông, phố Hàng Mã chuyên bán sản phẩm vàng mã, phố Hàng Quạt chuyên bán trang phục và đạo cụ sân khấu của những bộ môn nghệ thuật truyền thống,…
Một góc phố cổ Hà Nội.@Shutterstock
Lịch sử hình thành của phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội chỉ có diện tích khoảng 100ha với 10 phường và 76 tuyến phố, nhưng chỉ cần đặt chân đến đây, bạn sẽ có cảm giác như mình được quay về những thế kỷ trước của cả một Hà Nội cổ xưa, phản ánh phần nào bức tranh cuộc sống của mảnh đất và con người Hà Nội khi xưa. Cũng vì lý do này mà đến ngày nay, phố cổ đã trở thành một tài sản quý giá chính quyền địa phương giữ gìn và bảo tồn.
Phố cổ Hà Nội được hình thành từ thời Lý – Trần, tức thế kỉ 11. Đây từng là khu phố diễn ra các hoạt động giao thương của kinh đô Thăng Long khi xưa. Các khu nhà ở phố cổ được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển và có chung một kiểu cách với mái ngói nghiêng, nhà ống nhỏ và màu sơn vàng phổ biến.
Hướng dẫn đường đi đến phố cổ Hà Nội
Với vị trí ở ngay trung tâm thủ đô, bạn có thể di chuyển đến phố cổ Hà Nội bằng những phương tiện cơ bản như xe máy, ô tô, taxi và xe buýt.
Có rất nhiều tuyến xe buýt chở bạn đến phố cổ Hà Nội, bạn có thể bắt chuyến xe chở đến hồ Hoàn Kiếm cách phố cổ khoảng 1,8km (chuyến 36, 09, 14) hoặc chuyến đến đến Ô Quan Chưởng cách phố cổ khoảng 2km (chuyến 03, 14, 18, 34). Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt taxi để được chở đến tận nơi, với khoảng cách không quá xa, thì chi phí cho mỗi chuyến xe không quá đắt.
Khi tham quan phố cổ Hà Nội, ngoài đi bộ bạn có thể thuê xe máy hoặc xích lô để được chở dạo quanh phố cổ. Chi phí thuê xe thường dao động khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ/ xe (tùy xe, tùy thời điểm) còn chi phí xích lô thì tùy giá nên bạn đừng quên thương lượng giá cả trước với bác tài trước khi lên xe nhé!
Xích lô chở du khách dạo quanh phố cổ Hà Nội đậu gần hồ Hoàn Kiếm.@Shutterstock
Những điểm tham quan nhất định không thể bỏ qua khi du lịch phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội là điểm tham quan được nhiều du khách ghé đến nhất ở thủ đô, nơi đây sở hữu một vẻ đẹp trầm lặng mà hiếm nơi nào có được. Ngoài việc dạo vòng quanh phố cổ, bạn còn có thể tham quan một số điểm đến sau đây:
Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân còn được gọi là Chợ Lớn ở Hà Nội. Ở Việt Nam, chỉ cần nhắc đến chợ ở Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến chợ Đồng Xuân. Khu chợ này ban đầu được xây dựng vào năm 1804 ở phía nam của sông Tô Lịch, nhưng năm 1889 chợ bị giải tỏa bởi thực dân Pháp và dồn tất cả khu chợ vào phường Đồng Xuân, từ đó tên gọi chợ Đồng Xuân bắt đầu hình thành.
Chợ Đồng Xuân trải qua nhiều thâm trầm lịch sử thì còn lại 3 dãy chợ, mỗi dãy 3 tầng. Đến năm 1995, sau khi trải qua một trận hỏa hoạn lớn chợ được tu sửa lại với tổng diện tích lên đến 14.000m2 và 2000 gian hàng khác nhau. Đến ngày nay, chợ Đồng Xuân là một trong những khu chợ lớn nhất ở Hà Nội, cũng là điểm mua sắm của hầu hết những những du khách ghé thăm đất thủ đô.
Chợ Đồng Xuân – Khu chợ lớn nhất Hà Nội.@Shutterstock
Nếu bạn thắc mắc rằng nên ăn gì ở chợ Đồng Xuân, thì bài viết này là dành cho bạn.
Ô Quan Chưởng
Ô Quan Chưởng Hà Nội nằm tại ngã tư Hàng Chiều và Đào Duy Từ. Đây được xem là một trong những biểu tượng lâu đời chứng kiến bao năm tháng hào hùng của dân tộc. Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm 1749, cách sông Hồng khoảng 80m, là nơi diễn ra các hoạt động giao thương hàng hóa giữa các chợ lớn nhỏ.
Ô Quan Chưởng được xây dựng theo kết cấu vọng lâu có độ cao khoảng 3m, với 3 cửa bao gồm 1 cửa chính ở giữa và hai cửa phụ hai bên. Ngay cửa chính có tấm bia đá khắc mệnh lệnh cấm người canh gác cửa ô gây phiền nhiễu đến người dân qua lại của Tổng Đốc Hoàng Diệu.
Gạch dùng để xây Ô Quan Chưởng có nhiều nét tương đồng với gạch xây nên Văn Miếu Quốc Tự Giám, đây đều loại gạch vồ có kích thước lớn được kết hợp cùng đá nên cực kì bền, có lẽ đây một trong những nguyên nhân giúp Ô Quan Chưởng bền vững đến ngày hôm nay.
Ô Quan Chưởng bền vững tồn tại qua 3 thế kỉ.@Shutterstock
Đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã tọa lạc tại số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là ngôi đền là một trong những ngôi đền cổ nhất của Hà Nội, xuất hiện từ những năm cuối của thế kỉ thứ 9. Đây là nơi thờ thần Long Đỗ, Bạch Mã Đại Vương, Thăng Long Thành Hoàng.
Các đây hàng trăm năm, Đền Bạch Mã là một trong 4 ngôi đền của Thăng Long Tứ Trấn thường được các vị vua ghé thăm vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán để cầu nguyện cho quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cho đến ngày hôm nay, ngôi đền này vẫn là một điểm tựa tâm linh được người dân Hà Nội và cả nước tôn trọng cúng lễ hàng năm.
Khuôn viên bên trong đền Bạch Mã.@Shutterstock
Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1841 của thế kỷ 19. Đây là nơi thờ phụng thân Văn Đế Quân – vị thần quản phúc lộc công danh cho sĩ nhân, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người anh hùng dân tộc vĩ đại của dân tộc, chư vị Phật tổ, Tam Hòa Thánh Mẫu, Công Đồng,…
Đến Đền Ngọc Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc dạng chữ Tam bao gồm 8 mái hình vuông, 2 tầng, 8 cột chống đỡ, 3 nếp nhà chính nối liền nhau. Đây chính nét kiến trúc đặc trưng của của đền chùa khu vực Bắc Bộ. Đền Ngọc Sơn đông nhất là vào mùng một và ngày rằm âm lịch mỗi tháng. Nếu đã đến đây, bạn đừng quên ngắm nhìn và check-in với cầu Thê Húc nổi bật với sắc đỏ lâu năm nhé!
Lưu ý: Khi vào bái Đền Ngọc Sơn, bạn cần bước vào hai cửa hai bên, không chụp hình không chỉ tay vào các thường tượng thờ nhé.
Trước cổng đền Ngọc Sơn.@Shutterstock
Phố Hàng Mã
Phố Hàng Mã cách hồ Hoàn Kiếm 700m và chợ Đồng Xuân khoảng 1km. Đây là con phố giao với Hàng Đường, Hàng Chiếu, Hàng Ngang và đường Phùng Hưng. Phố Hàng Mã trước đây là con phố chuyên sản xuất và buôn các mặt hàng từ giấy như vàng mã, đồ trang trí dành cho những dịp lễ lớn.
Phố Hàng Mã với vị trí đắc địa gần với hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân nên từ lâu đã trở thành khu vui chơi mua sắm của nhiều thế hệ trẻ Hà Nội. Phố Hàng Mã hiện nay đã buôn bán nhiều mặt hàng hơn, nếu bạn muốn tìm các vật dụng trang trí cho gia đình ngày lễ, Tết, cưới xin thì bạn có thể đến phố Hàng Mã.
Con phố truyền thống này vào những dịp lễ Tết giống như được thay một chiếc áo mới phủ đầy sắc đỏ chói lóa với lồng đèn, đèn trang trí và hoa đào rực sắc. Đây là địa điểm check-in lý tưởng cho nhiều người Hà Nội vào những dịp lễ lớn ở Việt Nam.
Phố Hàng Mã vào những dịp Lễ Tết.@Shutterstock
Nhà cổ Mã Mây
Phố cổ Hà Nội có rất nhiều nhà cổ, nhưng căn nhà cổ nổi tiếng nhất phải kể đến là nhà cổ số 87 Mã Mây nằm ở phía Bắc hồ Hoàn Kiếm. Nhà cổ Mã Mây được xây dựng vào thế kỉ 19, với diện tích khoảng 150m2. Trải qua nhiều năm tồn tại và nhiều đời chủ, nhà cổ được trùng tu vào năm 1998 và được công nhận là di sản cấp quốc gia vào năm 2004.
Ngôi nhà cổ này sở hữu không gian kiến trúc cổ kính, mang đậm nét văn hóa của người Hà Nội xưa, hiện nay nơi đây đã trở thành nơi tham quan được nhiều du khách ghé thăm. Nếu bạn đến nhà cổ vào buổi tối, thì ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi đây, bạn còn có thể được thưởng thức những màn biểu diễn ca trù do giáo phường Thăng Long trình bày.
Nhà cổ Mã Mây có tuổi đời hàng trăm năm.@Shutterstock
Phố Tạ Hiện
Phố Tạ Hiện được mệnh danh là con phố không ngủ giữa lòng Hà Nội, với chiều dài gần 270m, nhưng nơi đây là tâm điểm tụ họp níu chân bao du khách mỗi lần ghé qua. Vào thời Pháp thuộc, con phố này gắn liền với rạp hát Quảng Lạc và những vở tuồng chèo một thời vang danh.
Ngày nay phố Tạ Hiện thu hút du khách bởi nơi đây sở hữu vẻ đẹp hiện đại xen lẫn với một chút hoài cổ của Hà Nội xưa. Phố Tạ Hiện đẹp nhất là vào buổi tối, khi phố lên đèn các hàng quán bắt đầu mở cửa, du khách tứ phương ùa về tụ họp tại đây náo nhiệt vô cùng.
Phố Tạ Hiện – Địa điểm tụ tập nhộn nhịp nhất Hà Nội.@Shutterstock
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm còn gọi là Hồ Gươm, đây là hồ nước ngọt gắn liền với thủ đô Hà Nội. Nhắc đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến Hồ Gươm. Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm là gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn trả lại kiến thần cho rùa thần của hồ. Hồ nước ngọt tự nhiên này nằm tại vị trí đắc địa, là điểm giao nhau giữa phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang và phố Lương Văn Can. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12ha, có độ sâu khoảng 1-1.4m. Hồ gây chú ý bởi đảo Rùa ở giữa hồ và ngọn tháp Rùa có tuổi đời hàng trăm nay soi bóng trên mặt hồ.
Hồ Hoàn Kiếm yên bình.@Shutterstock
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc chơi gì ở Hà Nội, đừng quên ghé qua các hoạt động vui chơi giải trí chỉ có trên Traveloka Xperience nhé
Vi vu phố cổ Hà Nội nên ăn món ngon gì?
Bún chả
Bún chả Hà Nội là món ăn trứ danh của đất Hà Thành. Món ăn này chính là một nét ẩm thực đặc trưng nhất định phải thưởng thức khi du lịch Hà Nội. Món ăn này có vẻ ngoài giống với bún thịt nướng ở miền Nam, nhưng được chế biến với cách thức cầu kì hơn. Nhân vật chính của món ăn nức tiếng này chính là phần chả miếng được làm từ thịt bằm nêm nêm gia vị và nướng trên lửa than hồng.
Bún chả Hà Nội thành phẩm sẽ được bày trên một mâm tre nhỏ, bao gồm bún rối cắt nhỏ, dưa chua từ cà rốt và củ cải, chả thịt để trong chén nước mắm chua ngọt được nêm nếm đúng chuẩn Hà Nội và một ít rau thơm, một số chỗ sẽ có thêm món nem rán (chả giò) ăn cùng để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi ăn bún chả Hà Nội, người ăn chỉ cần cho một ít bún vào chén nước chấm chua ngọt và trộn để bún thấm đẫm nước chấm và ăn cùng với chả đậm đà là thơm ngon đến khó quên.
Bún chả Hà Nội bắt vị, ăn một lần là nhớ mãi.@Shutterstock
Địa chỉ tham khảo:
Bún ốc nguội
Đây là món ngon kén người ăn ở Hà Nội, nếu không biết ăn hoặc ngại ăn sẽ không thể nào cảm nhận được hương vị có một không hai của món ăn này. Ốc làm nên món bún ốc này chính là những thịt ốc mít béo mập. Nước ốc chính là điểm nhấn làm nên hương vị đặc trưng của món ăn này, nước ốc ngọt thanh, nguội nhưng không hề có mùi tanh, khi ăn cho thêm một chút dầu ớt lên thì ngon đến hết biết.
Bún ốc nguội được ăn theo kiểu bún chấm. Một phần bún ốc nguội sẽ bao gồm vài miếng bún lá, một chén nước dùng đầy những con ốc mít bên trong. Khi ăn, bạn sẽ lấy một miếng bún cho vào nước dùng cho bún đẫm nước rồi ăn, sau đó ăn thêm một miếng ốc, húp thêm một miếng nước thì mới đúng chuẩn, đúng điệu.
Bún ốc nguội – Món ngon trứ danh ở Hà Nội.@vovtv
Địa chỉ tham khảo:
Phở bò
Phở không còn là món ăn quá xa lạ với người Việt, nhưng có lẽ chỉ ăn ở Hà Nội bạn mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn truyền thống dân dã này. Nếu đến Hà Nội vào một ngày mùa thu se lạnh, thì hãy đến ngay phố cổ chọn một hàng phở đông khách nhất để thưởng thức liền món phở nhé bạn. Vị nước dùng thanh ngọt hòa quyện cùng bánh phở hơi dai mềm sẽ làm vị giác của bạn được thức tỉnh ngay lập tức.
Phở Hà Nội thơm ngon chuẩn vị.@Shutterstock
Địa chỉ tham khảo:
Nem chua rán
Đây chính món ăn bán đắt nhất đường phố Hà Nội. Mỗi cái nem rán được bán với mức giá vô cùng rẻ, những hương vị của nó phải xếp vào hàng mỹ vị trên đời. Ở phố Hàng Bông vào độ 5 giờ chiều mỗi ngày đều thoang thoảng mùi nem rán thơm cả góc phố. Nem rán có nguồn gốc từ Thanh Hóa, nhưng ở Hà Nội, món ăn đường phố này đã trở thành một thức quà quen thuộc để mọi người vừa ăn vừa tán gẫu mỗi chiều tối.
Nem rán có lớp vỏ bên ngoài giòn rụm, bên trong mềm hơi chua nhẹ, chấm cùng với tương ớt cay cay thì ngon đến không tả nổi. Món nem chua rán này thường được ăn cùng với dưa leo mát mát hoặc dưa chua, xoài chua cho đỡ ngấy.
Nem chua rán – Thức quà vặt hút khách ở Hà Nội.@VnExpress
Địa chỉ tham khảo:
Bún đậu mắm tôm
Bún đậu mắm tôm là một món ngon bình dân nổi tiếng của đất Hà Thành. Bún đậu mắm tôm ban đầu chỉ có đậu rán giòn vỏ, bún tươi, mắm tôm và rau sống, đơn giản nhưng ăn vào miếng nào là khó quên miếng đó.
Linh hồn của món ăn này chính là mắm tôm nguyên chất thêm quất chua, dầu rán đậu, đường, ớt và mì chính. Mắm tôm càng ngon món bún đậu mắm tôm càng hấp dẫn. Hiện nay, bún đậu mắm tôm đã được biến tấu với nhiều thành phần hơn như thịt heo, nem chua rán, chả mực nên nhìn rất hấp dẫn.
Bún đậu mắm tôm ngon hay không là ở mắm tôm.@Shutterstock
Địa chỉ tham khảo:
Để lại một bình luận